Trồng cây trên mái nhà là một trong những phong cách thiết kế được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện nhất trong những năm gần đây ở các tỉnh thành lớn. Điều này không chỉ mang lại không gian sống xanh tươi mát mà còn tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường hiệu quả. Vườn trên mái nhà hứa hẹn sẽ là giải pháp tuyệt vời cho các công trình hiện đại, hãy đọc bài viết dưới đây của Green Habitat để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.
Table of Contents
ToggleTrồng cây trên mái nhà là gì?
Trồng cây trên mái nhà là một trong những giải pháp kiến trúc xanh hiện đại được nhiều người ưa chuộng. Trong đó, cây cối, thảm cỏ hoặc các loại thực vật xanh sẽ được trồng trực tiếp trên mái nhà của chính mình. Điều này, giúp bạn có thể tận dụng tối đa không gian trên cao và biến chúng thành khu vườn xanh mát, góp phần cải thiện môi trường sống cho cả gia đình.
Khái niệm của trồng cây xanh trên mái nhà
Vườn xanh trên mái mang lại khá nhiều lợi ích như giảm nhiệt độ cho ngôi nhà, tăng cường cách nhiệt, giúp tiết kiệm năng lượng làm mát vào mùa hè,… Đồng thời, cây xanh còn hấp thụ khí CO₂, giảm ô nhiễm không khí và tạo môi trường sống thân thiện với thiên nhiên, rất có lợi cho sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.
Ưu điểm và nhược điểm của việc trồng cây trên mái nhà
Trồng và chăm sóc cây xanh trên mái nhà là cách giúp bạn tận dụng không gian để trồng cây. Tuy nhiên, việc này cũng nhận về không ít ý kiến trái chiều, cùng tìm hiểu khách quan nhất về vấn đề này qua nội dung bên dưới:
Ưu điểm khi trồng cây trên mái nhà
Trồng cây xanh trên mái nhà là biện pháp hiệu quả giúp bạn nhận được những điều tuyệt vời sau đây:
- Giảm nhiệt độ, cách nhiệt tốt nhờ lớp cây xanh trên mái, từ đó giúp ngôi nhà của bạn luôn được mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
- Cải thiện chất lượng không khí, bởi vì cây xanh giúp hấp thụ CO₂, lọc bụi bẩn, cung cấp oxy và tạo nên môi trường sống trong lành.
- Một khu vườn trên mái không chỉ đẹp mắt mà còn mang lại cảm giác thư giãn, gần gũi với thiên nhiên.
- Lớp đất và cây xanh giúp giữ nước mưa, giảm áp lực cho hệ thống thoát nước đô thị.
- Giúp tối ưu hoá diện tích cho ngôi nhà khi có thể tận dụng trồng cây trên mái nhà để nghỉ ngơi, tránh xa những ồn ào, tấp nập của nhịp sống phố thị.
Ưu điểm khi trồng cây trên mái nhà
Nhược điểm khi trồng cây trên mái nhà
Bên cạnh ưu điểm, khi thực hiện trồng cây trên mái nhà cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Dưới đây là một số nhược điểm mà bạn cần cân nhắc trước khi trồng cây xanh trên mái nhà:
- Hệ thống mái trồng cây đòi hỏi kết cấu vững chắc, kỹ thuật thi công chống thấm, tưới tiêu và bảo dưỡng, từ đó dẫn đến chi phí đầu tư cao.
- Nếu không có phương pháp trồng cây, kỹ thuật thi công hợp lý thì đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đọng nước, thấm nước kém.
- Trần nhà chống thấm không tốt sẽ bị ngấm nước gây ra các hiện tượng thấm, dột hoặc nứt trần vô cùng nguy hiểm.
- Dù tốn nhiều công sức và tiền bạc khi bố trí nhưng nếu tải trọng của sân vườn trên mái quá lớn cũng sẽ gây áp lực lên hệ thống kết cấu. Lâu dần sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân và những người trong gia đình.
Quy trình thực hiện trồng cây trên mái nhà
Thi công vườn trên mái đòi hỏi bạn phải có kỹ thuật cao hơn so với những khu vườn thông thường. Vậy nên, để đảm bảo an toàn, bạn cần tuân thủ đúng theo quy trình dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị vật tư và làm sạch mặt bằng
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ vật liệu chuyên dụng như vỉ nhựa thoát nước, vải địa kỹ thuật, màng chống thấm, cát, sơn chống thấm… để tiến hành làm vườn. Bên cạnh đó, trước khi thi công, bạn cũng cần phải dọn dẹp và làm sạch bề mặt mái để tạo điều kiện tốt nhất cho những bước tiếp theo.
Bước 2: Chống thấm sàn bê tông
Chống thấm là công đoạn quan trọng để ngăn nước thấm xuống trần nhà:
- Với công trình mới, sàn bê tông thường đã được xử lý chống thấm, bạn nên chỉ cần phủ thêm một lớp màng PE bảo vệ.
- Nếu sân thượng đã qua sử dụng lâu năm, bạn nên sơn chống thấm lại trước khi tiếp tục thi công.
Bước 3: Lắp đặt hệ thống thoát nước
Tiếp theo, bạn hãy sử dụng các tấm vỉ nhựa thoát nước phủ khắp bề mặt mái. Nếu gặp khu vực có góc bo tròn, chỉ cần cắt vỉ theo hình dạng phù hợp. Để đảm bảo thoát nước hiệu quả, bạn có thể dùng keo cố định các tấm vỉ lại với nhau.
Lắp đặt hệ thống thoát nước cho vườn xanh trên mái nhà
Bước 4: Phủ vải địa kỹ thuật
Lớp vải địa (là tấm vải có tính thấm, khi sử dụng lót trong đất nó có khả năng phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường và thoát nước) giúp lọc nước và ngăn đất cát trôi xuống làm tắc hệ thống thoát nước. Vậy nên, bạn hãy chọn loại vải địa có độ bền cao, chịu lực kéo tốt. Nếu trồng cây lớn, bạn nên sử dụng loại vải dày hơn để đảm bảo độ chắc chắn.
Bước 5: Đổ lớp cát nền
Tiếp theo, bạn cần phủ thêm một lớp cát sạch lên trên vải địa. Độ dày của lớp cát có thể từ 5 – 10 cm tùy vào quy mô khu vườn. Khi thực hiện bước này, bạn nên chọn cát mịn, không lẫn tạp chất để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bước 6: Thêm đất trồng cây
Bước tiếp theo mà bạn cần làm là thêm đất trồng cây để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể sử dụng đất trộn với tro, trấu hoặc xơ dừa để tăng độ tơi xốp. Tùy vào loại cây trồng, bạn có thể điều chỉnh độ dày đất phù hợp để cây phát triển tốt nhất.
Bước 7: Trồng cây trên mái nhà
Cuối cùng, bạn chỉ cần chọn những loại cây phù hợp với điều kiện môi trường trên mái, chịu hạn tốt và dễ chăm sóc. Nếu đã có bản thiết kế từ trước, bạn hãy trồng cây theo đúng bố cục để tạo sự hài hòa.
>> Xem thêm: Top 5 Ý Tưởng Thiết Kế Tường Cây Xanh – Giải Pháp 3 Trong 1
Lời kết
Trên đây, Green Habitat đã chia sẻ với bạn toàn bộ thông tin về xu hướng thiết kế trồng cây trên mái nhà. Hi vọng những những thông tin bổ ích trên, bạn có thể áp dụng để tạo nên không gian sống xanh, thoáng mát và thân thiện với môi trường. Nếu bạn quan tâm đến giải pháp này, hãy theo dõi Green Habitat để cập nhật thêm nhiều ý tưởng kiến trúc xanh độc đáo nhất.